A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu thành công ca lấy dị vật tại phế quản ở trẻ em

         Dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi, lứa tuổi thích khám phá bằng cách đưa các vật thể vào miệng. Thế nhưng tai nạn này vẫn có thể xảy ra ở nhóm trẻ lớn (7-11 tuổi) do bất cẩn trong sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Bệnh viện đa khoa tỉnh ngày 2/3/2024 tiếp nhận một bệnh nhân 8 tuổi bị dị vật đường thở nhập viện trong tình trạng khó thở, ho nhiều, buồn nôn, xuất huyết vừng mặt.

Bé trai Đ.M.Q trú tại xa San Thàng, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu chơi lego đồ chơi dùng miệng thổi lego kích thước 1.5 *0.5 không may hít phải dị vật vào đường thở. Sau đó trẻ ho sặc sụa, buồn nôn nhưng không nôn được, khó thở người nhà đưa trẻ đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám.

Fim chụp XQ lồng ngực bệnh nhi Đ.M.Q không phát hiện dị vật 

Tại đây, Các bác sỹ đã khẩn trương sơ cứu; cho chụp XQ thường qui nhưng không phát hiện được dị vật (do dị vật không cản quang); các dấu hiệu dị vật đường thở trên lâm xàng điển hình nên bác sỹ chỉ định chụp CT Scanner ngực phát hiện được dị vật ở phế quản gốc phải, làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đó các Bác sỹ tiến hành hội chẩn, chuẩn bị e kíp nội soi phế quản gắp dị vật dưới gây mê, mảnh ghép lego được Bs CKII. Đào Việt Hưng – Giám đốc Bệnh viện trực tiếp nội soi gây mê, gắp ra khỏi phế quản bệnh nhi.

Fim chụp CT Scanner ngực phát hiện được dị vật ở phế quản gốc phải

Đề phòng ngừa hóc dị vật đường thở ở trẻ em, Bs Hưng khuyến cáo: Để phòng ngừa dị vật lọt vào đường thở, các gia đình chú ý không cho trẻ chơi các dồ chơi có kích thước nhỏ rất nguy hiểm vì trẻ có thể vô tình nhét vào mũi hoặc nuốt như đố chơi lego, các loại hạt vòng, các loại đồ chơi nhỏ đều không tan toàn cho trẻ. Không nên để trẻ dưới 3 tuổi cầm nắm, các loại hạt nhỏ vì rất dễ bị hóc hoặc trẻ mải chơi nhét vào lỗ mũi, các loại thạch không nên cho trẻ tự ăn vì sẽ không an toàn. Khuyến cáo các cha mẹ cần biết cách sơ cứu trẻ đúng hoặc đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất  để có thể chẩn đoán và xử trí chính xác, kịp thời.

Bác sỹ thăm khám lại sau khi bệnh nhi đã được gắp dị vật ổn định.

​                                                                                                                                                                                                                                                 

   HoaiAnh


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
VĂN BẢN
Thư viện ảnh