KHOA DINH DƯỠNG 

Bs Khúc Thị Kim Liên - Phụ trách Khoa

 

CNĐD Trần Thị Vân - Điều dưỡng Trưởng Khoa

I. Tổ chức dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện

1. Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế; bệnh viện hạng đặc biệt thành lập khoa Dinh dưỡng, tiết chế hoặc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng; các bệnh viện khác thành lập khoa hoặc tổ Dinh dưỡng, tiết chế tùy theo điều kiện của từng bệnh viện.

2. Khoa dinh dưỡng tiết chế thuộc khối các khoa lâm sàng do Giám đốc hoặc Phó giám giám đốc phụ trách.

 3. Tổ chức của khoa hoặc tổ Dinh dưỡng, tiết chế:

a) Lãnh đạo khoa hoặc tổ gồm trưởng khoa (tổ trưởng), các phó trưởng

khoa (phó tổ trưởng).

b) Điều dưỡng trưởng khoa.

c) Các bộ phận chuyên môn:

- Bộ phận dinh dưỡng điều trị.

- Bộ phận chế biến và cung cấp suất ăn: do bệnh viện thực hiện hoặc bệnh viện hợp đồng với cá nhân, đơn vị đáp ứng đủ điều kiện để chế biến và cung cấp chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh. Bộ phận này chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng, tiết chế.

- Bộ phận hành chính.

4. Bệnh viện có mạng lưới dinh dưỡng, tiết chế: mỗi khoa lâm sàng cử một bác sĩ hoặc điều dưỡng viên tham gia mạng lưới dinh dưỡng, tiết chế.

II. Nhân lực làm công tác dinh dưỡng, tiết chế

1. Lãnh đạo:

a) Đối với khoa: trưởng khoa là bác sĩ hoặc cử nhân dinh dưỡng, tiết chế hoặc cán bộ đại học được đào tạo về dinh dưỡng, tiết chế.

b) Đối với tổ: tổ trưởng có thể là bác sĩ hoặc cử nhân dinh dưỡng, tiết chế hoặc cán bộ đại học được đào tạo về dinh dưỡng, tiết chế.

2. Nhân lực chuyên môn: căn cứ vào qui mô bệnh viện, thành phần gồm: bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên dinh dưỡng, tiết chế, cử nhân dinh dưỡng, tiết chế và cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành thực phẩm và chế biến thực phẩm.

3. Viên chức và người phục vụ trong khoa Dinh dưỡng, tiết chế phải bảo đảm có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành và được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và được cung cấp đầy đủ trang phục theo quy định.

III. Nhiệm vụ của khoa Dinh dưỡng, tiết chế và các chức danh khác

1. Nhiệm vụ khoa Dinh dưỡng, tiết chế

a) Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

b) Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

c) Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

d) Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.

đ) Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

e) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

VĂN BẢN
Thư viện ảnh