KHOA VI SINH 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

 

Bs Vàng Thị Thu Hiền - Phụ trách khoa 

 

CNXNYN. Nguyễn Thị Hoa Lư: Kỹ thuật viên trưởng khoa

 

I. LỊCH SỬ

 Khoa Vi Sinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu được thành lập vào ngày 1/ 11/2014.

 Hiện tại, khoa được chia thành các phòng gồm : 1 lấy mẫu bệnh phẩm; 1 phòng nhuộm soi lao ,1 phòng nhuộm soi mủ sinh dục, soi bệnh phẩm phân, soi nấm ; 1 phòng pha chế môi trường ; 1 phòng chẩn đoán .

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Địa chỉ: Tầng 7 nhà B – Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu

2. Email : khoavisinhbvlc@gmail.com

3. Cơ cấu tổ chức :

Tổng số CBVC hiện có: 08

Trong đó: 01 Bác sỹ.

                     05 Cử nhân xét nghiệm y học.

                     02 Điều dưỡng.

STT

Trình độ chuyên môn

Tống số

 

01

Bác sỹ:

01

  • BSCK I Vi Sinh

0

  • BS đa khoa

01

 

02

Cử nhân xét nghiệm y học

05

  • Đại học Xét nghiệm

04

  • Cao đẳng Xét nghiệm

01

 

03

Điều Dưỡng

02

  • Đại học Điều dưỡng

0

  • Trung Cấp Điều dưỡng

02

4. Ban lãnh đạo

Bs: Vàng Thị Thu Hiền:  Phụ trách khoa:                                                       

CNXNYN. Nguyễn Thị Hoa Lư: Kỹ thuật viên trưởng khoa

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 

          1. Khoa Vi Sinh có chức năng, nhiện vụ:

           -  Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn , virus , nấm , ký sinh trùng gây bệnh cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện tỉnh Lai Châu      

          - Theo dõi mức độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, tư vấn sử dụng kháng sinh và tham gia hội đồng thuốc Bệnh viện.

          - Kiểm tra phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa Lâm sàng.

    - Tham gia phòng chống dịch bệnh, phục vụ công tác phòng dịch trên địa bàn tỉnh

- Tham gia chỉ đạo tuyến cho các tuyến dưới

IV. CÁC KỸ THUẬT ĐANG THỰC HIỆN TẠI KHOA

1. Nuôi cấy định danh vi khuẩn bằng 2 phương pháp

* Thủ công

* Định danh bằng máy Phonex

1.1. Cấy máu

1.2. Cấy nước tiểu

1.3. Cấy phân

1.4. Cấy dịch

-  Dịch màng phổi

-  Dịch màng tim

-  Dịch nội khí quản

-  Dịch các khớp

-  Dịch não tủy

-  Dịch sinh dục

-  Dịch mắt

-  Dịch ruột thừa

-  Dịnh tị hầu

1.5. Cấy mủ

- Các ổ mủ nông , sâu và ổ apxe.

1.6 Cấy đờm

2. Nhuộm soi

2.1 Nhuộm soi Lao

Từ bệnh phẩm đờm , dịch màng phổi ...

2.2 Nhuộm mủ sinh dịch duc

Tìm tác nhân gây bệnh như : Nấm, đơn bào , Lậu cầu...

2.3 Nhuộm soi phân

Tìm hồng cầu , bạch cầu , ký sinh trùng ( trứng giun , sán , các đơn bào ...) hạt mỡ , đánh giá vi khuẩn chí.

Tìm phẩy khuẩn tả

2.4 Nhuộm soi các tổn thương ngoài da

- Soi nấm

- Soi ghẻ

- Soi rận mu

- Soi demodex

2.5 Nhuộm soi nấm thực quản, soi tươi tìm ký sinh trùng trong bệnh phẩm nội soi

2.6 Soi tìm Nấm trong bệnh phẩm dịch não tủy bằng phương pháp mực tàu.

3.  Kỹ thuật ELISA

- Tìm Toxocara (giun đũa chó mèo )

- Tìm sán lá gan lớn

- Tìm sán lá gan nhỏ

- Tìm sán lá phổi

V. PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG

          Là một khoa cận lâm sàng thực hiện các xét nghiệm về các bệnh phẩm dịch tiết, giúp cho khoa lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh, cán bộ trong khoa phòng luôn luôn cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.

VI. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 

Trong công tác chuyên môn: hàng năm khoa tham gia các xét nghiệm vi sinh, giúp cho các bác sỹ lâm sàng trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Hàng năm tập thể khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Bên cạnh đó khoa phòng luôn cố gắng để triển khai và phát triển các kỹ thuật mới nhằm phục vụ tốt cho công tác điều trị.

VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện  tốt công tác chuyên môn và quy tắc ứng xử, khoa, phòng sẽ triển khai thêm các dịch vụ mới như phòng sinh học phân tử,  kỹ thuật mới để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và giúp cho việc tiên lượng, điều trị của các khoa lâm sàng.

Tập thể cán bộ khoa sẽ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

VĂN BẢN
Thư viện ảnh